Xu hướng phát triển phần mềm phổ biến trong năm 2022

Không ai có thể phủ nhận công nghệ thông tin là một trong những yếu tố có tầm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người trong thời buổi hiện nay. Để có thể tạo sự nổi bật, khẳng định vị thế trên thương trường, các cá nhân, doanh nghiệp phải luôn cập nhật những xu hướng công nghệ mới nhất và áp dụng trong các chiến lược kinh doanh của mình. Hiểu được điều này, ở bài viết hôm nay, Castcraft Software sẽ giới thiệu đến bạn những xu hướng phát triển phần mềm mới nhất 2022. Cùng tìm hiểu nhé!

Thương mại điện tử

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên với sự lên ngôi của smartphone và các trang thương mại điện tử. Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được xây dựng để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quá trình trao đổi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, từ việc trưng bày, giới thiệu hàng hóa cho đến thanh toán trực tuyến. Hiểu đơn giản, đây là một dạng website bán hàng.

Tại Việt Nam hiện có đến khoảng 60 triệu người sử dụng Internet, mạng xã hội. Sự phát triển của mạng Internet đã hình thành thói quen mua sắm trực tuyến ở người dùng, họ đang dần có xu hướng chuyển sang mua sắm trên mạng thay vì đến trực tiếp cửa hàng.

Chính vì thế, thiết kế website thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến hay phát triển phần mềm thương mại điện tử hiện đang là một trong những xu hướng phát triển phần mềm rất được ưa chuộng hiện nay.

Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligence) là công nghệ mô phỏng quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Những ứng dụng đặc sắc của AI gồm có: hệ thống chuyên gia, nhận dạng giọng nói, thị giác máy tính (nhận dạng khuôn mặt, vật thể hoặc chữ viết).

Công nghệ này được lập trình với mục đích giúp các thiết bị công nghệ thông minh có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người, đồng thời cũng làm thay đổi cách thức chúng ta tương tác với những ứng dụng di động.

Bên cạnh việc giúp ứng dụng được thiết kế bởi các đơn vị, công ty lập trình phần mềm trở nên trực quan hơn, công nghệ AI còn có khả năng đem đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Với trí tuệ nhân tạo, mọi thông tin của người dùng đều được chuyển qua các thuật toán, từ đó có thể đưa ra những đề xuất thích hợp với sở thích và vị trí của họ. AI sẽ hỗ trợ con người dễ dàng hơn trong việc thu thập thông tin, đặt lịch hẹn, sắp xếp lịch trình, đồng thời tối ưu hóa năng suất trong công việc.

Ứng dụng Chatbot

Dựa theo thống kê, có đến 52% khách hàng muốn tương tác mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ qua các ứng dụng tin nhắn hơn là thông qua cuộc gọi hay gặp mặt trực tiếp. Chính vì thế, dịch vụ chatbot đã ra đời nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng. Chatbot hiện đang là một công cụ không thể thiếu ở dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các ứng dụng thương mại điện tử lớn trên thị trường.

Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của AI, chức năng trả lời tự động ngay cả khi không có yêu cầu cũng góp phần giúp nâng cao chất lượng tư vấn, chăm sóc khách hàng cho các doanh nghiệp. Một số ứng dụng phổ biến hiện đang sử dụng chatbot như một công cụ giao tiếp hiệu quả với người dùng có thể kể đến như: Facebook Messenger, Slack, Telegram, Wechat,…

Công nghệ blockchain

Một xu hướng phát triển phần mềm cũng rất phổ biến trong năm vừa qua đó chính là công nghệ blockchain. Với xu hướng số hóa gia tăng và sự thâm nhập sâu hơn của công nghệ tài chính (Fintech) như hiện nay sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi để blockchain có thể được áp dụng trong các chuỗi cung ứng đơn giản.

Song song đó, các cơ quan chính phủ cũng đang dần ứng dụng blockchain cho các hoạt động của mình, thay đổi từ tâm lý hoài nghi sang chấp nhận công nghệ này. Chính vì thế, những quy định liên quan đến blockchain dự kiến sẽ được xây dựng rõ ràng hơn. Giới quan sát kỳ vọng trong tương lai gần, việc sử dụng blockchain có thể cũng dễ dàng như việc tạo một tài khoảnn ngân hàng truyền thống vậy.

Phần mềm tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa

Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã buộc các quốc gia trên thế giới phải thực hiện những đợt giãn cách xã hội kéo dài. Thế nhưng, một số bệnh nhân lại không thể chờ đợi đến khi kết thúc phong tỏa. Sự ra đời của các hoạt động tư vấn, khám chữa bệnh từ xa thông qua các phương tiện công nghệ đã giúp giải quyết vấn đề này.

Giờ đây, việc “đi khám bệnh” đã chuyển đổi từ tham gia các cuộc hẹn trực tiếp thành những cuộc gặp mặt trực tuyến với bác sĩ dựa vào các ứng dụng như: Babylon, Health, Ada, WhatsApp hay Facetime. Bên cạnh đó, các thiết bị điện tử đeo trên người (wearable) cũng đã phát triển đến mức cho phép người dùng có thể theo dõi nồng độ oxy trong máu, đo nhịp tim, điện tâm đồ hoặc theo dõi giấc ngủ của họ.

Internet of Things (IoT)

Internet of Things (Internet kết nối vạn vật) là một xu hướng công nghệ mới nổi của các sản phẩm tích hợp wifi và khả năng kết nối mạng. Giờ đây, ô tô, nhà cửa hay thiết bị gia dụng và nhiều sản phẩm khác đều có khả năng kết nối với Internet, hỗ trợ nâng cao trải nghiệm cho người dùng ở các hoạt động thường ngày.

Chẳng hạn, IoT Tech sẽ cho phép mọi người có thể bật nhạc rảnh tay bằng một câu lệnh đơn giản hoặc mở, khóa cửa ngay cả khi đang ở khoảng cách xa.

Công nghệ đám mây

Công nghệ đám mây đã và đang là một trong những xu hướng công nghệ rất phát triển ở thời điểm hiện tại. Các công ty ở mọi quy mô đang dần chuyển sang ứng dụng nền tảng này nhằm phục vụ cho các công việc như quan trọng như: cộng tác từ xa, lưu trữ dữ liệu, phát trực tuyến, cảm biến thông minh,…

Google Cloud Platform, Amazon Web Services và Microsoft Azure là ba nền tảng đám mây cộng đồng hàng đầu trên thị trường hiện nay.

Phát triển ứng dụng theo nhu cầu của người dùng

Có lẽ người dùng hiện nay đã không còn xa lạ với các dịch vụ đặt xe công nghệ hay đặt hàng trực tuyến. Với ưu điểm tiện lợi, dễ dàng và nhanh chóng, các ứng dụng di động đang ngày càng phổ biến và được ưa chuộng sử dụng hơn bao giờ hết.

Dựa vào đó, xu hướng phát triển mobile app theo yêu cầu cũng đang dần chiếm lĩnh thị trường hiện tại. Giờ đây, chỉ cần đưa ra yêu cầu về một ứng dụng cụ thể nào đó, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ, tư vấn phù hợp một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Thực tế ảo

Công nghệ thực tế ảo cũng đang dần phổ biến hơn trong những năm qua. Phần mềm của thực tế ảo đang khiến nhiều ngành công nghiệp phải chuẩn bị cho các tình huống khác nhau trước khi tiến hành khám phá nó. Dự kiến trong tương lai gần, ngành y sẽ ứng dụng thực tế ảo trong một số phương pháp điều trị và tương tác với bệnh nhân.

Dịch vụ 5G

Sự xuất hiện của dịch vụ 5G vào năm 2020 đã tạo ra tác động đáng kể đến ngành công nghệ phát triển ứng dụng. Sở hữu tốc độ cao, 5G có khả năng đem đến những tính năng hữu ích như: bảo mật dữ liệu, hỗ trợ chơi game 3D,…. Dựa vào đó, xu hướng áp dụng công nghệ 5G trong phát triển mobile app được kỳ vọng sẽ tạo nên một cuộc cách mạng hóa trong thời đại mới.

Thanh toán không dùng tiền mặt

Xu hướng thanh toán không sử dụng tiền mặt (cashless) đang dần trở nên phổ biến rộng rãi trong bối cảnh công nghệ thông tin đang phát triển bùng nổ như hiện nay. Theo công ty lập trình web mona media, ở Việt Nam các hình thức thanh toán online được ưa chuộng nhất bao gồm: thanh toán thông qua cổng thanh toán, thanh toán qua ví điện tử, ngân hàng điện tử,…

Ưu điểm nổi bật của hình thức thanh toán này nằm ở sự tiện lợi cùng tốc độ xử lý nhanh chóng. Ngoài ra, xu hướng này cũng có tiềm năng phát triển rất lớn trong thị trường phát triển ứng dụng nếu các nhà phát triển có thể đảm bảo về yếu tố bảo mật cho người dùng.

Kết luận

Trên đây là bài viết giới thiệu các xu hướng phát triển phần mềm hiện nay mà chúng tôi đã chọn lọc và tổng hợp để gửi đến bạn đọc. Mong rằng sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin tham khảo hay ho, hữu ích để có thể áp dụng thực tế trong công việc, cuộc sống của mình.