SSL là gì? Tại sao chứng chỉ SSL quan trong với website?

SSL là gì? Tại sao chứng chỉ SSL quan trong với website?

Khi xây dựng website, yếu tố bảo mật luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu, có rất nhiều cách để tối ưu bảo mật cho website trong số phương pháp bảo mật phổ biến nhất chính là sử dụng chứng chỉ bảo mật SSL. Ngoài bảo mật tốt cho website, SSL còn giúp SEO website tốt hơn vì Google đã ra thông báo ưu tiên về thứ hạng cho các website sử dụng SSL. SSL Certificate được xem như chứng nhận về độ uy tín của website với người dùng. Vậy chứng chỉ SSL là gì? Tại sao website cần phải có chứng chỉ SSL? Để giải đáp những thắc mắc trên, Castcraft Software sẽ chia sẻ đến bạn về SSL qua bài viết dưới đây.

SSL là gì?

SSL là viết tắt của cụm từ Secure Sockets Layer, đây là một công nghệ cho phép thiết lập kết nối được mã hoá an toàn giữa web server (host) và trình duyệt web (client). Kết nối được mã hoá này đảm bảo rằng dữ liệu được truyền giữa host và client được duy trì riêng tư, bảo mật nhất. Chứng chỉ SSL hiện đã và đang được sử dụng bởi hàng triệu website trên toàn thế giới để bảo mật thông tin người dùng và bảo vệ các giao dịch trực tuyến được thực hiện trên website giữa họ và khách hàng.

Đặc điểm nhận biết website có chứng chỉ SSL

Đặc điểm nhận biết website có chứng chỉ SSL

Nếu bạn truy cập vào website và thấy trên thanh địa chỉ có hình ổ khoá kèm theo dòng chữ https:// điều đó có nghĩa là bạn đã tạo ra được kết nối an toàn qua chứng chỉ SSL. Đối với các website kinh doanh online, sử dụng SSL sẽ giúp tạo niềm tin cho khách hàng để họ có thể yên tâm trao đổi mua bán trên chính website đó.

Lợi ích của SSL là gì đối với website

Cải thiện thứ hạng website trên Google

Với các chính sách bảo vệ người dùng của mình trước nguy cơ bị hacker rình rập, Google luôn dánh giá cao các trang web có chứng chỉ SSL vi tính bảo mật cao của nó. Chứng chỉ SSL là một trong những tiêu chí hàng đầu để Google chấm điểm cho website của bạn giúp thăng hạng hiệu quả.

Tăng uy tín cho website

Sở hữu chứng chỉ SSL sẽ giúp website của bạn được an toàn trước các hacker, tránh bị đánh cắp dữ liệu, người dùng có thể yên tâm để lại thông tin cá nhân cũng như thực hiện các giao dịch trên website. Điều này giúp wesite tạo dựng được uy tín trong mắt người dùng và Google.

Bảo mật cho trình duyệt

Sử dụng SSL sẽ giúp mã hoá toàn bộ dữ liệu trong quá trình trao đổi giữa host và client. Từ đó giúp bảo vệ thông tin người dùng hiệu quả, tránh bị thiệt hại nặng nề khi có hacker đột nhập. Mỗi chứng chỉ SSL được tích hợp trên mỗi trang web đều khác nhau và có điểm chung là chúng đều được các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp đã qua bước đăng ký danh tính.

Cải thiện lưu lượng truy cập website

Tính bảo mật cao sẽ giúp lưu lượng truy cập vào website (traffic) tăng lên nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Ngoài ra, sử dụng SSL được Google đánh giá cao và nâng thứ hạng cho website của bạn, điều này sẽ giúp bạn thu hút được lượng người truy cập nhiều, chất lượng.

Tăng chuyển đổi

Thông thường, sẽ chẳng người dùng nào cố gắng truy cập vào website nếu như bị cảnh báo trang web có thể chứa phần mềm đôc hại. Đó là điều sẽ xảy ra khi websie của bạn không tích hợp chứng chỉ SSL, vì cảnh báo đó nên sẽ chẳng có khách hàng nào dám thực hiện hoạt động giao dịch vì rủi ro bị rò rĩ và đánh cắp thông tin là rất cao.

Chính điều đó đã cho thấy được vai trò quan trọng của SSL Certificate đối với websie. Việc bạn có thể giữ chân được khách hàng và có thêm được lượng khách hàng mới hay không một phần sẽ phụ thuộc vào tính bảo mật của website.

Phân loại các chứng chỉ SSL

Phân loại các chứng chỉ SSL

Hiện nay có rất nhiều loại chứng chỉ SSL khác nhau, để phân loại SSL chúng ta sẽ dựa vào công dụng, có thể chia làm 3 loại bao gồm:

  • SSL xác thực tên miền (Domain Validation): Đây là loại chứng chỉ SSL đơn giản và có mức độ bảo mật kém nhất so với các loại chứng chỉ SSL khác. Đây là loại chứng chỉ SSL chỉ xác thực tên miền, có nghĩa là loại SSL này sẽ mã hoá được các thông tin liên quan đến domain chứ không xác thực dược thông tin của chủ sở hữu web. Vì vậy, bạn không thể giúp server biết được ai là người ở đầu bên kia.
  • SSL xác thực của tổ chức (Organization Validation): Đây là phiên bản cao cấp hơn so với chứng chỉ SSL xác thực tên miền. Loại SSL này có khả năng bổ sung thêm một số thông tin của doanh nghiệp khi trình duyệt yêu cầu. Ngoài ra mức độ an toàn được nâng cao giúp server xác định được danh tính doanh nghiệp trước khi quyết định phản hồi người dùng. Loại SSL xác thực của tổ chức sẽ có chi phí đắt hơn và cần nhiều thời gian khi mã hoá vì chúng cần được Certificate Authority xác nhận trước khi gửi đến server.
  • SSL chứng chỉ xác thực nhận mở rộng (Extended Validation): Đây là loại chứng chỉ SSL cao cấp nhất, chứng chỉ xác thực nhận mở rộng có thể đáp ứng toàn bộ các yêu cầu như thông tin doanh nghiệp, thông tin tên miền và các thông tin bảo mật mà trình duyệt yêu cầu. Extended Validation đặc biệt phù hợp với các website thương mại điện tử có lượng truy cập cao và có sử dụng nhiều công nghệ thanh toán trực tuyến.

Chứng chỉ SSL là thành phần không thể thiếu đối với mọi website, có thể thấy cài đặt SSL là việc làm cần thiết để tạo uy tín cho thương hiệu trên mạng Internet và tăng độ bảo mật cho website. Hy vọng bài viết trên của Castcraft Software đã giúp bạn hiểu được SSL là gì và cung câp cho bạn thông tin về SSL Certificate. Thông thường các công ty hosting, domain đều sẽ cung cấp dịch vụ mua SSL giá rẻ giúp tăng cường bảo mật website.

Tham khảo: Nên mua loại chứng chỉ SSL nào cho website?