Khi xây dựng chiến lược SEO tổng thể tối ưu website, một trong những yếu tố quyết định đến khả năng chuyển đổi chính là internal link. Việc sử dụng internal link giống như một công việc bắt buộc phải làm nhằm giúp điều hướng người dùng khi truy cập vào website. Đặc biệt, Internal link còn giúp website gia tăng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm của Google. Vậy đâu mới thực sự là cách xây dựng internal link tối ưu SEO hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi khám phá trong bài viết dưới đây nhé.
Ưu điểm nổi bật của Internal link là gì?
- Giữ chân khách hàng: Tạo sự thân thiện,dễ dàng điều hướng khách hàng ở lại lâu hơn với website của bạn. Các internal link giúp người dùng tìm được những nội dung liên quan với thứ họ cần tìm và giúp họ ở lại với web của bạn lâu nhất.
- Giảm tỷ lệ thoát trang: Bằng cách gắn các liên kết nội bộ vào bài viết, khách hàng sẽ bị lôi cuốn từ bài viết này sang bài viết khác và dễ khiến họ ở lại lâu hơn đồng thời giảm tỷ lệ thoát của trang web.
- Tối ưu UX: Các internal link sẽ giúp tăng trải nghiệm khách hàng, đồng thời khiến Google đánh giá cao các nội dung của bạn. Từ đó giúp tăng thứ hạng tìm kiếm trên Google cho website của doanh nghiệp.
- Tăng tốc độ Index, chỉ số PR:Ngoài ra với việc tạo ra liên kết nội bộ còn giúp cho cấu trúc website được thiết lập chặt chẽ, tăng tốc độ index của google. Đồng thời giúp website tăng chỉ số PR một cách đồng đều nhất, và cũng chính là nhân tố quan trọng trong Ranking keyword.
Cách xây dựng Internal link tối ưu SEO hiệu quả
Theo Công ty MonaSEO – Đơn vị cung cấp dịch vụ SEO HCM uy tín nhất hiện nay chia sẻ:
Để bài viết của website được tối ưu SEO hiệu quả, cần có chiến lược SEO chuẩn hóa. Một trong những yếu tố tác động đến thứ hạng trang web là tạo liên kết nội bộ. Xây dựng Internal link là công việc tương đối dễ nhưng lại rất cần thiết. Việc áp dụng hiệu quả các Internal link sẽ làm gia tăng độ uy tín cũng như sức mạnh giữa các website lại với nhau, từ đó giúp tăng thứ hạng bài viết trên công cụ tìm kiếm.
Dưới đây là một số cách xây dựng Interal link hiệu quả trong SEO mà bạn có thể áp dụng:
Sử dụng Breadcrumb thông minh
Breadcrumb được ví như sơ đồ của trang web, giúp người dùng biết được vị trí của mình trên website, breadcrumb và điều hướng người dùng trở lại nội dung trước đó mà không cần sử dụng nút “Quay lại”. Bên cạnh đó, các danh mục chính và trang tổng hợp sản phẩm doanh nghiệp gồm nhiều liên kết và sự chú ý của người dùng. Vì vậy, hãy tận dụng chúng để dẫn người dùng đến những trang con khác tại website của bạn.
Tuy nhiên, việc chèn quá nhiều liên kết nội bộ không chỉ khiến người dùng mất tập trung vào nội dung, mà còn dễ dàng khiến chúng không hoạt động đúng như công dụng ban đầu.
Sửa các link nội bộ bị hỏng
Các lỗi thường xảy ra như URL chưa được cập nhật trên trang, URL không tồn tại,… có thể là một trong những nguyên nhân khiến liên kết nội bộ không hoạt động. Do đó, bạn nên rà soát lại tất cả các liên kết hiện có của doanh nghiệp để kịp thời sửa chữa trước khi quyết định tạo thêm các liên kết mới.
Đối với các trang web có nhiều nội dung, nhiều bộ sưu tập, bạn nên lập ra một danh sách gồm những liên kết cần kiểm tra định kỳ trước khi rủi ro xảy ra.
Xác định và chuyển hướng lại các chuỗi dữ liệu kịp thời
Điều này thường nên làm đối với các trang có nhiều lượt truy cập và nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Chẳng hạn như đối với các sản phẩm hết hàng, hãy điều hướng người dùng đến trang có những sản phẩm tương tự.
Hoặc bạn có thể thiết kế cho trang web phần gợi ý sản phẩm ngay bên dưới mỗi sản phẩm chính. Bên cạnh đó, để giúp mở rộng nhu cầu của người dùng hơn, bạn có thể điều hướng họ về lại trang bao gồm tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp.
Đặt và sắp xếp các liên kết nội bộ có tổ chức
Cách tốt nhất để có thể tối ưu khả năng hiển thị giữa các liên kết là sắp xếp các liên kết theo thứ tự. Mỗi trang nên có một cột chính liên kết đến nội bộ giúp bạn có thể xác định được đâu là trang đơn và trang liên kết trên/dưới.
Bạn cũng có có thể nhờ sự hỗ trợ của phần mềm Outbound Link Manager. Tại đây, bạn có thể chỉnh sửa link/anchor text hoặc thêm/xóa thẻ nofollow chỉ với một click chuột. Ngoài ra, bạn cũng có thể lọc bài viết dựa trên ngày xuất bản và chuyên mục.
Khắc phục các lượt nhấp chuột không hiệu quả
Đây là vấn đề thường gặp của doanh nghiệp thuộc thị trường ngách. Nếu khách hàng mất nhiều lần nhấp chuột mới đến được với trang sản phẩm họ cần thì bạn nên suy nghĩ đến việc rút ngắn quãng đường đó để tiếp cận đến khách hàng nhanh hơn. Các chuyên gia gợi ý rút ngắn dưới 3 lượt nhấp chuột từ trang chủ được cho là điều hướng tốt.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc website có 5 lượt nhấp chuột sẽ có thứ hạng thấp hơn. Vậy nên, bạn chỉ cần đảm bảo điều hướng người dùng rõ ràng và các trang quan trọng như sản phẩm hàng đầu, sản phẩm bán chạy, sản phẩm yêu thích nhất,… đều được truy cập một cách nhanh chóng.
Sử dụng hệ thống điều hướng mạng lưới liên kết nội bộ
Các vị trí đắt giá như đầu trang, chân trang, thanh menu phía trên và hai bên của website thường có giá trị kinh doanh cao. Vì vậy bạn nên cân nhắc chèn các linternal link mang đến giá trị kinh doanh cao vào các vị trí trên.
Lưu ý: Một liên kết nhanh và mạnh sẽ giúp kích thích khách hàng nhấp chuột và tạo ra hiệu quả cao. Tuy nhiên, nếu điều đó làm mất đi tính chuyển đổi của liên kết ban đầu thì không nên.
Loại bỏ những liên kết không hữu ích
Nếu trang có hàng trăm liên kết sẽ làm ảnh hưởng đến giao diện của web và trải nghiệm người dùng. Và việc điều hướng khách hàng đi quá nhiều sẽ khiến họ cảm thấy rắc rối, dễ thoát ra khỏi website. Lúc này thời gian người dùng ở lại trang của bạn sẽ bị giảm sút và mất đi khả năng xếp hạng cao của trang. Do đó, hãy loại bỏ các liên kết không hữu ích cũng như không phục vụ được cho mục đích kinh doanh đã được đặt ra ban đầu.
“Tự động hoá” xây dựng internal link
Xây dựng hàng nghìn liên kết nội bộ trên trang là một công việc không hề đơn giản. Chẳng có một ai xây dựng 100.000 liên kết theo cách thủ công cả. Vì vậy, sẽ tốt hơn nếu bạn có thể tạo liên kết nội bộ một cách tự động hóa.
Cho dù những liên kết nội bộ được tích hợp vào hệ thống quản lý nội dung hay nhờ lệnh chèn vào nội dung/danh mục liên quan thì khả năng mở rộng được liên kết nội bộ cũng là vấn đề bạn nên quan tâm.
Lên kế hoạch liên kết khi sản xuất nội dung
Đối với các phần nội dung mới, bạn nên có các liên kết dẫn đến từ các trang có liên quan hoặc có ý nghĩa. Tuy nhiên, dù các trang danh mục có nghĩa, blog liên quan, trang của bạn được xếp hạng cao nhưng sẽ không được hoạt động nếu không có liên kết đằng sau. Điều này thường hay bị xảy ra đối với các nội dung blog cũ hoặc các sản phẩm mới tung ra thị trường được PR nhưng không có SEO.
Sự phối hợp giữa các bộ phận
Các bộ phận khác nhau nên ngồi lại để bàn bạc và thống nhất về quy trình làm việc khi phát triển website. Tất cả mọi người khi đưa ra phương án giải quyết các vấn đề liên quan đến web hay internal link đều cần hướng về mục đích chung của công ty. Nếu các bộ phận làm việc rời rạc, không đủ kết nối sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và không đạt được kết quả như đã đề ra từ ban đầu.
Những lưu ý quan trọng khi thực hiện xây dựng liên kết nội bộ
Nội dung phía trên chúng ta đã đi qua những cách xây dựng Internal link hiệu quả. Vậy có những lưu ý gì trong khi chúng ta thực hiện đi liên kết nội bộ, tìm hiểu chi tiết phần dưới đây:
- Tùy thuộc vào sản phẩm/ dịch vụ cũng như mục tiêu bạn đặt ra khi muốn tăng thứ hạng trang điều quan trọng bạn cần làm chính là thêm từ khóa vào trang quan trọng mà bạn muốn Google đánh giá cao cho web.
- Bên cạnh đó, nên sử dụng Breadcrumb hay còn gọi là thanh điều hướng. Phần này thường được đặt ở đầu hoặc cuối trang web nhằm giúp người dùng biết được vị trí của mình ở đâu trong website. Bên cạnh đó, thanh điều hướng còn giúp khách hàng dễ chuyển hướng sang các vị trí khác.
- Ngoài ra, bạn nên chú ý đến việc đặt anchor text khi bạn thực hiện đặt internal link trong bài viết. Tuyệt đối không được xây dựng anchor text một cách bừa bãi và miễn cưỡng. Điều này sẽ làm cho web có gây cảm giác áp đặt người đọc và khiến người dùng không tin tưởng vào nội dung họ đang đọc và họ sẽ lập tức rời khỏi website của bạn.
Có thể thấy, Internal link vẫn là những liên kết bạn kiểm soát được, dễ đặt, dễ quản lý, dễ xây dựng mà bạn nên sử dụng tối đa và xây dựng cho hiệu quả. Việc này giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, các trải nghiệm khách hàng và thứ hạng từ khóa trong quá trình SEO.
Hy vọng, với những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu hơn về Internal link và Cách xây dựng Internal link tối ưu SEO hiệu quả cho website cũng như cải thiện được thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.
>> Xem thêm: TOP 10 phần mềm SEO bạn không nên bỏ qua